Giới thiệu chung về ngành thủy văn

 30/11/-1 00:00 |  635 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  An Bình

Ngành thủy văn hiện nay rất nhiều các bạn trẻ và nhiều người chưa biết đến. Và ngành học này là gì? Cơ hội việc làm ra sao? Trường Đại học nào đào tạo chuyên ngành này? Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về ngành học này nhé!

Ngành thủy văn là ngành gì?

Thủy văn học là ngành khoa học nghiên cứu về sự vận động và phân phối, chất lượng của nước trên toàn bộ Trái Đất. Chính vì thế nó đề cập đến cả vòng tuần hoàn nước và các nguồn nước. Đây được xem là một ngành khoa học trái đất liên quan đến chu trình của nước. Nó còn có ý nghĩa là các sự trao đổi giữa khí quyển, bề mặt trái đất và dưới lòng đất.

Ngành thủy văn nghiên cứu về các dòng chảy, hiện tượng xói mòn và sự chảy của các nguồn nước và lũ lụt. Do vậy, những nghiên cứu thủy văn là rất hữu ích vì chúng cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh của chúng ta và cũng như cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về khoa học môi trường. Đối với những người nghiên cứu về thủy văn được gọi là nhà thủy văn học. Họ sẽ làm việc trong cả lĩnh vực khoa học trái đất hoặc khoa học môi trường, địa lý tự nhiên hoặc kỹ thuật môi trường.

nganh-thuy-van
Công việc của ngành khí tượng thủy văn

Những lĩnh vực của thủy văn bao gồm khí tượng thủy văn, thủy văn nước mặt ... quản lý lưu vực sông và chất lượng nước và những nơi mà nước đóng vai trò chủ đạo. Các nhà thủy văn học sẽ là những chuyên gia trong việc nghiên cứu về chu kỳ nước. Đặc biệt, phần bao gồm lượng mưa hay dòng chảy của các nguồn nước sẽ tùy thuộc vào cấu trúc công việc và chuyên môn của họ để có thể thay đổi.

Mọi người khai thác chu trình nước để có thể sử dụng riêng, nước được chuyển tạm thời từ một phần của chu kỳ bằng cách bơm nó từ mặt đất hoặc rút nó từ sông hoặc ao, hồ. Nó sẽ được sử dụng cho nhiều hoạt động như hộ gia đình, doanh nghiệp... tưới nước cho các trang trái và công viên, hoặc có thể để sản xuất năng lượng điện. Sau khi sử dụng thì nước sẽ được đưa trở lại một phần khác của chu trình:

  • Có thể xả xuống hạ lưu hoặc được phép ngâm xuống đất.
  • Nước đã qua sử dụng thường có chất lượng thấp hơn, ngay cả sau khi xử lý, điều này thường gây ra vấn đề cho người sử dụng.

Các thầy cô Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết những nhà thủy văn học sẽ nghiên cứu các quá trình vận chuyển cơ bản để có thể mô tả số lượng và chất lượng nước khi nó di chuyển qua chu trình như:

  • Bốc hơi, kết tủa, dòng chảy, thấm, dòng nước ngầm và các thành phần khác

Những nhà thủy văn kỹ thuật hay kỹ sư tài nguyên nước sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch, phân tích cũng như thiết kế xây dựng và vận hành các dự án để kiểm soát, sử dụng và quản lý tài nguyên nước. Tài nguyên nước cũng là mối quan tâm của các nhà khí tượng học và nhà hải dương học, nhà hóa học, nhà sinh học.... chuyển gia về toán học ứng dụng và khoa học máy tính, và các kỹ sư trong một số lĩnh vực.

nganh-thuy-van
Sinh viên ngành khí tượng thủy văn

Với chương trình đào tạo ngành thủy văn sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức về:

  • Toán, vật lý, tin học và phương pháp tính toán trong chuyên môn
  • Phục vụ trực tiếp các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải, môi trường… và quản lý tài nguyên nước.

Sau khi tốt nghiệp các sinh viên sẽ có đủ năng lực để làm việc tại các viện nghiên cứu hay những trung tâm và sở khoa học, công nghệ ...

Học ngành thủy văn ra trường làm gì?

Những sinh viên của ngành thủy văn sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức cũng như năng lực chuyên môn để có thể đảm nhận những vị trí công việc như:

  • Các Viện, Trung tâm: Viện khí tượng Thuỷ văn, Viện Hải dương học, Viện địa chất, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn QG…
  • Tổng cục khí tượng thuỷ văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an
  • Các phòng chức năng: Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường… ở các tỉnh, thành phố trên cả nước.
  • Các công ty thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thuỷ như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển đông…
  • Các đơn vị Quy họach, Điều tra, tư vấn liên quan Tài nguyên nước và Môi trường
  • Các công ty tư vấn, thiết kế công trình thủy (thủy lợi, giao thông, thủy điện...)
  • Các liên đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình
  • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy văn và môi trường
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo về ngành Hải dương học và khí tượng thuỷ văn.
  • Bạn là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc của chuyên ngành khí tượng thủy văn có thể ứng tuyển vào làm việc trong Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn các đài tỉnh hoặc Viện nghiên cứu khí tượng, thủy văn, môi trường.
  • Ngoài ra bạn có thể làm việc trong các sở tài nguyên và môi trường, sở khoa học công nghệ tại các tỉnh hoặc làm việc tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • Bạn cũng có thể làm việc tại Hải quan văn thuộc bộ tài nguyên và môi trường hay các trạm khí tượng thủy văn.
  • Đặc biệt những trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia hay trung tâm quản lý khí tượng thủy văn hải đảo và biển đảo cũng là một địa điểm làm việc thích hợp đối với sinh viên ngành khí tượng thủy văn của nước ta.

Hy vọng trên đây là những kiến thức về ngành khí tượng thủy văn, đây sẽ là những thông tin giúp bạn lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân.

XEM THÊM: 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.