Hướng dẫn sử dụng thuốc Mucosta

 02/12/2020 16:50 |  721 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Trong bài viết này, Cao đẳng Dược TPHCM giới thiệu đến các bạn sản phẩm Mucosta cụ thể là những thông tin cần thiết về loại thuốc, uống trước hay sau ăn cũng như tác dụng, tác dụng phụ, liều dùng về loại thuốc này.

Mucosta là thuốc gì?

Thành phần

Mucosta là thuốc thuộc nhóm kháng axit, chuyên điều trị các bệnh về đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, cũng như các tình trạng khác.

Mỗi viên nén Mucosta có chứa:

Hoạt chất: Rebamipide 100mg

Tá dược: Microcrystalline Cellulose, Hydroxypropylcellulose thế ít, Hydroxy - propylcellulose, Magnesium Stearate, Hydroxypropylmethylcellu - lose 2910, Polyethyleneglycol 6000 và Titanium Oxide.

Thuốc Mucosta 1chứa thành phần chính là hoạt chất rebamipide. Rebamipide sẽ làm tăng các glycoprotein trong chất nhầy bao tử, rebamipide kích thích sự di chuyển và sản sinh của các tế bào đơn biểu, mô tế bào bị tổn thương. Hình dạng vật lý của thuốc là viên nén, khối lượng 100mg.

Rebamipide cũng kích thích phát triển biểu bì và thụ thể của nó trong niêm mạc dạ dày, vết loét thành dạ dày.

Thuốc Mucosta có tên hoạt chất là rebamipide có tác dụng bảo vệ các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa. Mucosta là được sử dụng trong điều trị bệnh loét dạ dày và viêm dạ dày.

  • Thuốc Mucosta có tác dụng giúp ngăn chặn các thương tổn ở niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày.
  • Làm tăng prstaglandin trong niêm mạc dạ dày.
  • Giúp bảo vệ tế bào dưới tác động của Rebamipide
  • Phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.
  • Ức chế sự tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra bởi ethanol, acid mạnh
  • Giúp thúc đẩy enzyme dạ dày để giúp tổng hợp glycoprotein.
  • Làm tăng dịch nhầy Rebamipide
  • Tác dụng lên các gốc oxy.
  • Mucosta là một dẫn xuất axit amin của 2- (1H) -quinolinone, được sử dụng để bảo vệ niêm mạc, chữa lành các vết loét dạ dày tá tràng và điều trị viêm dạ dày. Cơ chế hoạt động của thuốc là bằng cách tăng cường bảo vệ niêm mạc, quét sạch các gốc tự do và kích hoạt tạm thời các gen mã hóa cyclooxygenase-2.
  • Rebamipide có thể chống lại tác hại của nhóm thuốc kháng viêm không steroid (viết tắt là NSAID) trên niêm mạc đường tiêu hóa, bao gồm cả đoạn ruột non.
  • Thuốc cũng làm tăng lượng chất nhầy dạ dày và kích thích lưu lượng máu cải thiện huyết mạch ở niêm mạc bị suy yếu, do đó giúp ức chế viêm và chữa lành vết loét.

Thuốc Mucosta được chỉ định trong những trường hợp:

  • Người bệnh bị loét dạ dày tá tràng.
  • Người bệnh bị tổn thương lớp lót bao tử (xói mòn, chảy máu, vết đỏ, phù)
  • Người bệnh bị viêm dạ dày cấp tính.
  • Tình trạng chuyển biến nặng của viêm dạ dày mãn tính.
  • Có chỉ định Mucosta trong các trường hợp chảy máu, xói mòn, viêm đỏ
  • Tất cả các dấu hiệu tổn thương niêm mạc dạ dày nói chung, của viêm dạ dày mãn tính.
  • Có chỉ định Mucosta như là một loại thuốc hiệu quả và an toàn trong điều trị loét niêm mạc miệng tái phát trong bệnh Behcet.

thuoc-mucosta-chuyen-tri-cac-benh-o-duong-tieu-hoa

Thuốc Mucosta chuyên trị các bệnh ở đường tiêu hóa

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

Chống chỉ định dùng Mucosta viên nén cho những bệnh nhân sau đây:

Chống chỉ định dùng Mucosta viên nén cho những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng và cách dùng thuốc Mucosta

Cách dùng:

Uống thuốc Mucosta trước khi ăn, nuốt nguyên viên thuốc, không nhai hay bẻ thuốc để tránh làm giảm chất lượng thuốc.

Liều dùng

- Liều dùng cho bệnh nhân bị loét dạ dày:

Dùng bằng đường uống vào buổi sáng, buổi tối và trước khi đi ngủ. Liều rebamipide thường dùng cho người lớn là 100mg (1 viên nén Mucosta 100mg) 3 lần/ngày

- Liều dùng cho bệnh nhân điều trị các thương tổn niêm mạc dạ dày ăn mòn, chảy máu, đỏ và phù nề: dùng cho người lớn là 100mg (1 viên nén Mucosta 100mg) 3 lần/ngày bằng đường uống.

uong-thuoc-mucosta-truoc-khi-an

Uống thuốc Mucosta trước khi ăn

Tác dụng phụ sử dụng thuốc Mucosta

Theo các báo cáo y tế, trong khoảng 10.407 bệnh nhân sử dụng thuốc Mucosta thì tỷ lệ phát hiện tác dụng không mong muốn chiếm 0.54% (54 người bệnh). Trong quá trình sử dụng thuốc Mucosta có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Toàn thân: sock phản vệ, sốt.
  • Hệ tim mạch: rối loạn nhịp tim, giảm huyết áp.
  • Ở người cao tuổi từ 65 trở lên, tỷ lệ có phản ứng bất thường là 0.59%
  • Quá mẫn cảm: Phát ban, ngứa.
  • Hệ thần kinh: cảm giác tê, chóng mặt, buồn ngủ.
  • Một số các tác dụng phụ liên quan đến hệ tiêu hoá: rối loạn tiêu hoá gây buồn nôn, nôn
  • Rối loạn vị giác, trướng bụng, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón
  • Gan: Rối loạn chứng năng gan bao gồm tăng GOT, GTP, GPT. Rối loạn chứng năng gan kiềm phosphatase khiến vàng da, chán ăn tuy nhiên hiếm khi xảy ra.
  • Huyết học: Giảm bạch cầu tuy nhiên hiếm khi xảy ra.
  • Tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau bụng và ợ hơi. Táo bón, chướng bụng, tiêu chảy.
  • Chóng mặt
  • Ăn mất ngon
  • Miệng có vị đắng hay vị bất thường
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Khô miệng
  • Nhìn mờ
  • Ngứa và nổi mẩn da
  • Kích ứng mắt
  • Chảy dịch mắt
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Đau thượng vị
  • Đầy hơi
  • Ợ nóng, ợ hơi
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Cảm giác khó thở
  • Các phản ứng phụ khi dùng thuốc Mucosta như: giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu, sưng quanh mắt hoặc miệng, nổi mề đay, đau họng, sốt
  • Các vấn đề khác: Mồ hôi lạnh, suy hô hấp (sốc), chảy máu mũi, huyết áp giảm, chảy máu nướu.
  • Ngoài ra còn có tác dụng phụ về:
  • Da: các phản ứng dị ứng, ngứa, nổi mề đay
  • Một số tác dụng phụ khác như các rối loạn kinh nguyệt, phù, rụng tóc

Các phản ứng phụ khác

Hệ thống trong cơ thể/tần suất

< 0.1%

Chưa rõ tần suất

Quá mẫn cảm (lưu ý 1)

Ban, ngứa, eczema giống phát ban do thuốc, các triệu chứng quá mẫn cảm khác.

Nổi mề đay

Thần kinh - tâm thần

Tê, chóng mặt, buồn ngủ, loạn vị giác

 

Dạ dày - ruột

Táo bón, cảm giác chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau bụng, ợ hơi, bất thường vị giác, v.v...

Khô miệng, chướng bụng

Gan (lưu ý 2)

Tăng mức AST (GOT), ALT (GPT), y - GTP, phosphatase kiềm.

Rối loạn chức năng gan

Huyết học

Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, v.v...

Giảm tiểu cầu

Phản ứng phụ khác

Rối loạn kinh nguyệt, tăng mức nitơ urê máu (BUN), phù, cảm giác có vật lạ ở họng.

Vú sưng và đau, cảm ứng tiết sữa do chứng vú to ở đàn ông, đánh trống ngực, sốt, đỏ bừng mặt, tê lưỡi, ho, suy hô hấp cấp, rụng lông tóc, khát, phù mặt, ban đỏ ngứa

Cần lưu ý gì khi dùng thuốc Mucosta?

Trước khi bắt đầu dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý khi dùng thuốc Mucosta như sau:

  • Bác sĩ điều trị hay dược sĩ lâm sàng cần thông tin cho bệnh nhân thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng có bệnh lí về gan, thận.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em.
  • Cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng thuốc trên các đối tượng bệnh nhân cao tuổi. Vì có thể có những đặc điểm biến đổi sinh lý nhạy cảm với thuốc này và dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn so với bệnh nhân trẻ tuổi.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Mucosta cho người lái xe và vận hành máy móc.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Mucosta cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú. Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc có thể mang thai nếu có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên môn
  • Nên tránh việc cho con bú trong quá trình được chỉ định sử dụng thuốc
  • Sử dụng cho trẻ em: chưa xác định được độ an toàn của thuốc này ở trẻ.
  • Thuốc có thể cho ra các tương tác với celecoxib hoặc diclofenac

Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác

Thuốc Mucosta có thể tương tác với một số thuốc và thực phẩm dùng đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người sử dụng.

Để tránh những rủi ro trong quá trình sử dụng thuốc Mucosta bạn nên thông báo với bác sĩ hay dược sĩ tất cả những thuốc bạn đang dùng

Sử dụng đồng thời thuốc Mucosta với taurin hay L-glutamin có thể làm tăng hấp thu của thuốc trong cơ thể. Bên cạnh đó là tăng tác dụng phụ của thuốc và có thể dẫn đến tình trạng quá liều.

Không nên uống rượu hay hút thuốc lá trong thời gian sử dụng thuốc Mucosta vì gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.

Tình trạng sức khoẻ hiện tại của bệnh nhân cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc. Nhất là các đối tượng mắc bệnh gan hay thận có thể sẽ xảy ra tình trạng giảm chuyển hoá hay thải trừ của Mucosta, gây các tác dụng không mong muốn.

Mucosta là một loại thuốc có tác dụng hiệu quả đối với chống viêm dạ dày và chống loét dạ dày chữa lành loét dạ dày, ruột non và điều trị viêm dạ dày. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nếu như sử dụng sai cách và quá liều nếu như sử dụng không đúng hướng dẫn về liều lượng. Nếu bạn vô tình uống quá liều, cần ngưng ngay việc dùng Mucosta và đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.  Trong trường hợp bạn bỏ lỡ một liều, hãy bổ sung thuốc Mucosta ngay khi bạn nhớ đến. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều để bù lại. Do đó, việc dùng thuốc cần có sự kê toa và tuân thủ đúng theo chỉ dẫn về liều lượng để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.

Cách bảo quản

Thuốc Mucosta nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời và độ ẩm cao. Để xa tầm tay trẻ em.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.