Nhiệm vụ của nữ Hộ sinh tại trạm Y tế

 30/11/-1 00:00 |  4634 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Hộ Sinh |  Ngọc Anh

Nhiệm vụ của nữ Hộ sinh tại trạm Y tế được quy định tại số số 68/CP ngày 11 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ là khám thai, đỡ đẻ, tuyên truyền ý thức bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng,…

Ngành Hộ sinh là một trong những ngành Y không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ thời kì sinh sản, những trẻ em dưới 5 tuổi,...Ngành học này ngành càng trở nên đắt giá khi cơ hội nghề nghiệp ngày càng rộng mở. Ra trường sinh viên có thể làm việc tại nhiều cơ sở, trong có có trạm Y tế của xã. 

nhiệm vụ nữ hộ sinh tại trạm Y tế

Công việc của nữ hộ sinh chủ yếu là đỡ đẻ

Nữ Hộ sinh làm việc tại trạm Y tế có những nhiệm vụ gì?

Theo quy định của Pháp luật nhà nước hiện hành, nhiệm vụ của nữ Hộ sinh tại trạm Y tế là:

  • Tham gia công tác khám chữa bệnh, trực các ca cấp cứu theo sự phân công của trạm trưởng.
  • Khám thai, thực hiện đỡ đẻ cho những ca sinh thường, hỗ trợ và theo dõi các sản phụ đồng thời áp dụng những biện pháp kỹ thuật chuyên môn được giao.
  • Theo dõi, quản lý, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em về việc cách trông non tại nhà, cho con bú, phòng tránh những bệnh thường gặp như suy dinh dưỡng, tiêu chảy.
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe
  • Tham mưu, phối hợp với trạm trưởng trong việc lên kế hoạch thực hiện các tiêu chuẩn, mục tiêu xã hội về Y tế ở địa phương mình trong từng giai đoạn nhất định.
  • Thống kê số liệu và ghi chép lại theo mẫu đồng thời bàn giaoca, báo cáo với trưởng trạm.
  • Sẵn sàng làm các công việc khác khi được phân công.
  • Làm theo đúng và đủ các y lệnh của các bác sĩ điều trị đã chỉ định đồng thời báo cáo kịp thời cho họ nếu sản phụ hay trẻ sơ sinh có gì không bình thường; nhớ ghi lại cụ thể, tỉ mỉ, tránh sai sót hay nhầm lẫn không đáng có.
  • Tiếp nhận và bàn giao sản phụ với ca trực khác
  • Giữ gìn thuốc thang, thiết bị y tế, hồ sơ bệnh nhân và các thiết bị khác, hỗ trợ vệ sinh các phòng bệnh và các buồng khác trong phạm vi đã được cấp trên phân công.
  • Làm việc dưới quyền của trạm trưởng; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng trạm và bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của trung tâm Y tế huyện.
  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ với chính quyền địa phương  và hợp tác với các thành viên khác  trong trạm.

Làm thế nào để nữ Hộ sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ?

Có thể ai cũng thuộc lòng và đếm rõ mồn một từng nhiệm vụ nữ Hộ sinh tại trạm Y tế tuy nhiên để hoàn thành tốt điều đó thì không dễ dàng chút nào. Trước hết là do ý thức của mỗi người, sau đó có thể do chương trình đào tạo của ngành Hộ sinh. Một chương trình đào tạo chất lượng cao sẽ bao gồm những kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, đặc biệt không thể thiếu là tâm lý học. Bởi vì khi nắm bắt được tâm lý của bệnh nhân, nữ Hộ sinh sẽ biết cách điều chỉnh ngôn ngữ giao tiếp để người bệnh hài lòng, giảm bớt áp lực nặng nề.

nhiệm vụ nữ hộ sinh tại trạm Y tế

Sinh viên ngành Hộ sinh thực hành tại trường

Cũng phải khẳng định lại rằng, để làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ, bản thân mỗi người phải nỗ lực cố gắng, không ai có thể làm thay được. Mỗi sinh viên cần nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu có thể, hãy tham gia vào các hoạt động đoàn thể của địa phương, thực tập tại bệnh viện để sau này không chỉ thực hiện công tác chuyên môn mà còn có thể tuyên truyền cho người dân về việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Hơn nữa, qua khảo sát cho thấy, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công, nữ Hộ sinh cũng cần có những tố chất nhất định:

Lòng nhân hậu

Đứa trẻ ra đời là sản phẩm kết tinh của tình yêu đối lứa, là hạnh phúc, là niềm trông mong của bao gia đình. Họ cần biết trân trọng, nâng niu từng khoảnh khắc của em bé chào đời đồng thời nhẹ nhàng với sản phụ để xua tan nỗi “mang nặng đẻ đau”. Rồi mai đây khi làm vợ, làm mẹ, họ càng thấm thía sâu sắc điều này.

Can đảm

Bất kỳ nhân viên Y tế nào cũng cần có lòng dũng cảm, quyết đoán; không ngại bẩn, sợ máu,…Có như vậy người bệnh, thai phụ mới yên tâm giao tính mạng cho đội ngũ Y sĩ được.

Tỉ mỉ, cẩn thận

Một sai sót nhỏ trong lúc đỡ đẻ có thể ảnh hưởng lớn đến thai phụ hoặc trẻ nhỏ sau này. Vì vậy, hơn ai hết, họ phải là người cận thận, giúp đỡ bác sĩ trong từng đường khâu mũi chỉ để đảm bảo những ca sinh phức tạp có vết mổ đẹp hơn, bớt đau hơn, quan trọng nhất là an toàn.

Trách nhiệm

Làm việc gì cũng cần người có trách nhiệm mới đạt kết quả tốt đẹp. Đức tính này lại càng cần thiết với một nữ Hộ sinh. Sau khi xong ca của mình, phải bàn giao đầy đủ các bệnh nhi, sản phụ,…cho ekip khác để đảm bảo người bệnh luôn được chăm sóc chu đáo, đặc biệt kịp thời phát hiện những diễn biến bất thường và báo cáo cho bác sĩ điều trị.


https://caodangduoctphcm.org.vn/ tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.