Chỉ số MCH là gì? Cách nhận biết bệnh qua chỉ số MCH

 27/05/2019 16:41 |  6643 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Xét Nghiệm |  Phương Thảo

Khi thực hiện các xét nghiệm máu, nhiều người băn khoăn không hiểu chỉ số MCH là gì, có ý nghĩa như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cụ thể về xét nghiệm máu này dưới góc độ khoa học.

Chỉ số MCH trong xét nghiệm máu là gì? Cần thực hiện xét nghiệm gì để xác định được chỉ số này

Chỉ số MCH là viết tắt của Mean Corpuscular Hemoglobin với ý nghĩa là lượng huyết sắc tố trung bình trong các tế bào hồng cầu của cơ thể. Trong đó, huyết sắc tố là một loại protein đảm nhiệm vai trò tạo điều kiện cho hồng cầu vận chuyển oxy tới tế bào và các mô trong cơ thể.

Muốn xác định được chỉ số MCH có trong cơ thể, bạn cần phải khám sức khỏe định kỳ và thực hiện xét nghiệm máu CBC. CBC được biết đến là một xét nghiệm máu tổng thể được thực hiện phổ biến trên đa số người đi khám bệnh với mục đích kiểm tra 3 loại tế bào trong máu đó là: bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu. Kết quả CBC giúp cho bác sĩ có được tổng quan về sức khỏe người bệnh và thậm chí còn phát hiện ra được những vấn đề bất thường của cơ thể như: các tình trạng nhiễm trùng, thiếu máu và rối loạn chảy máu.

Khi xét nghiệm, chỉ số MCH được xem là bình thường khi dao động ở mức 27 – 33 picogram (pg) trên mỗi tế bào. Chỉ số này là thấp nếu được xác định là nhỏ hơn 26 pg/tế bào và nếu ở mức lớn hơn 34 pg/tế bào thì được xem là cao.

☛☛☛ Xem ngay: Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu để nhận biết bệnh chính xác

Chỉ số MCH là gì?Chỉ số MCH là gì?

Chỉ số MCH thấp báo hiệu điều gì

Khi chỉ số MCH hơn mức 26 pg/tế bào thì rất có thể  nguyên nhân của tình trạng thiếu sắt trong máu gây ra. Sắt trong cơ thể con người có chức năng tạo ra huyết sắc tố. Khoi cơ thể hết chất sắt, máu có thể gây ra mức chỉ số MCH. Tình trạng thiếu máu này thường diễn ra ở những người bị thiếu chất dinh dưỡng hoặc đang thực hiện chế độ ăn chay.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chỉ số MCH thấp là do tình trạng kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ, bệnh Celiac, phẫu thuật dạ dày… Những tình trạng này khiến cơ thể không hấp thụ sắt đúng cách.

Khi cơ thể bị thiếu một số vitamin quan trọng như Vitamin B (B12, folate), chỉ số MCH cũng có thể cho kết quả thấp khi xét nghiệm.

Những người có chỉ số MCH thấp đều không có bất kỳ biểu hiện ban đầu nào. Khi tình trạng này trở nên nặng hơn, chỉ số giảm xuống quá thấp, người bệnh thường có những biểu hiện như sau:

  • Da trở nên nhợt nhạt, bầm tím
  • Cảm thấy khó thở, mệt mỏi, chóng mặt

Chỉ số MCH thấp báo hiệu điều gì

Khi chỉ số MCH cao hơn mức 34 pg/tế bào thì cơ thể người xét nghiệm nguy cơ cao là đã mắc bệnh thiếu máu ác tính. Tình trạng bệnh này xảy ra khi không có đủ lượng acid folic hoặc vitamin B12 trong cơ thể làm các tế bào máu quá lớn.

Người có chỉ số MCH tăng cao có thể mắc các vấn đề và tình trạng bệnh lý như sau:

  • Các bệnh lý về gan
  • Tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Biến chứng từ các bệnh ung thư, nhiễm trùng
  • Do uống nhiều thuốc có chứa estrogen và lạm dụng rượu bia quá mức

Người bệnh có thể phát hiện tình trạng chỉ số MCH tăng cao qua các biểu hiện: tim đập nhanh, có cảm giác mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, móng ở tay chân bị nứt gãy, có vấn đề về tiêu hóa, giảm cân, da trở nên nhợt nhạt.

Chỉ số MCH thể hiện dấu hiệu bệnhChỉ số MCH thể hiện dấu hiệu bệnh

Cách bảo đảm chỉ số MCH ở mức cân bằng

Trong trường hợp nhận thấy các biểu hiện của mức MCH thấp hoặc cao như đã nêu ở trên, bạn nên đến các cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm, thăm khám để từ đó bác sĩ có thể tìm hiểu nguyên nhân và sử dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Với tình trạng chỉ số MCH ở mức thấp do bệnh thiếu sắt gây nên, người bệnh hoàn toàn có thể điều chỉnh chỉ số này về mức cân bằng. Nhìn chung, tình trạng này không quá nguy hiểm và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng nếu cơ thể xuất hiện những tình trạng trầm trọng như: chóng mặt, khó thở, da trở nên nhợt nhạt thì bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời

khó thở, chóng mặt, da nhợt nhạt bạn nên tới cơ sở y tế khám để được điều trị sớm.

Với tình trạng chỉ số MCH cao, cơ thể của bạn có thể đã mắc các bệnh lý về gan, bệnh máu ác tính, biến chứng ung thư, tuyến giáp hoạt động quá mức hay lạm dụng rượu. Đây là một tình trạng khá nguy hiểm, cần được điều trị ngay sau khi phát hiện.

Chỉ số MCH tốt nhất là ở mức cân bằng, không quá cao cũng không quá thấp. Khi xét nghiệm cho kết quả chỉ số MCH ở mức 27 – 33 picogram (pg) trên mỗi tế bào thì bạn yên tâm là bạn ít có nguy cơ bị các bệnh đã nêu ở trên.

Để đảm bảo sự an toàn của cơ thể, mọi người nên tiến hành các xét nghiệm máu ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh và không có bất kỳ biểu hiện bất thường này. Khi tiến hành xét nghiệm, chỉ số MCH sẽ giúp các bác sĩ phát hiện ra bệnh dễ dàng và sớm hơn.

Ngoài chỉ số MCH, mọi người cũng nên xét nghiệm máu để xác định các chỉ số quan trọng dưới đây:

  • LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho)
  • NEUT (Neutrophil) - bạch cầu trung tính
  • MON (monocyte) - bạch cầu mono
  • EOS (eosinophils) - bạch cầu ái toan
  • BASO (basophils) - bạch cầu ái kiềm
  • WBC (White Blood Cell) - Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu
  • HCT (Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần
  • MCV (Mean corpuscular volume) – Thể tích trung bình của một hồng cầu
  • RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu
  • HBG (Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu
  • PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu
  • PDW (Platelet Disrabution Width) – Độ phân bố kích thước tiểu cầu
  • MPV (Mean Platelet Volume) – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu
  • MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu
  • RDW (Red Cell Distribution Width) – Độ phân bố kích thước hồng cầu

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm MCH

Trước khi thực hiện xét nghiệm máu MCH, bạn cần tuân thủ một số quy tắc nhất định sau:

Trước khi làm xét nghiệm không được phép uống bất kỳ loại thuốc nào. Trong trường hợp bạn lỡ uống thuốc thì cần thông báo với các bác sĩ thực hiện xét nghiệm để có các xử lý phù hợp vì không phải tất cả loại thuốc nào cũng có khả năng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Bạn cần nhịn ăn: khi xét nghiệm chỉ số MCH để chẩn đoán các bệnh về mỡ máu, gan mật, đường huyết.. thì bạn cần nhịn ăn trong từ 8 đến 12 tiếng. Khi xét nghiệm cường giáp hay HIV hoặc một số bệnh khác thì không cần nhịn ăn.

Bên cạnh đó, trước khi xét nghiệm, bạn cũng không được phép sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…

Với những thông tin về chỉ số MCH mà khoa Cao đẳng Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp ở trên, chúng tôi hy vọng mọi người sẽ tiến hành xét nghiệm máu định kỳ đến nắm được chỉ số MCH cũng như các chỉ số khác để có thể phát hiện các tình trạng bệnh kịp thời.

Xem thêm:

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.