Tìm hiểu về kiến thức chuyên ngành thường bắt đầu từ việc tìm hiểu khái niệm. Vậy để vào học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng, trước hết cần tìm hiểu về những khái niệm cơ bản nhất như “vật lý trị liệu” là gì? “phục hồi chức năng” là gì?
Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng nói chung, Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng nói riêng là một trong những ngành Hot nhất hiện nay. Hấp dẫn bởi cơ hội việc làm rộng mở, bởi điểm chuẩn Cao đẳng Vật lý trị liệu không quá cao.
Chỉ cần vượt qua kỳ thi THPT quốc gia là có thể trở thành tân sinh viên các trường Cao đẳng Y Dược. Và chỉ khi trở thành sinh viên ngành đó sinh viên mới được giảng viên phân tích, mổ xẻ sâu về khái niệm.
Kỹ thuật vật lý trị liệu Phục hồi chức năng
Theo Wikipedia: “Vật lý trị liệu là là phương pháp phòng và chữa bệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lí tự nhiên hay nhân tạo như: nước, không khí, nhiệt độ, khí hậu, độ cao, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, siêu âm, các chất đồng phóng xạ, hóa trị, xoa bóp, thể dục – thể thao, đi bộ, dưỡng sinh”.
Như vậy phương pháp vật lý trị liệu có ưu điểm là an toàn, không dùng thuốc hay những hóa chất độc hại tác động vào cơ thể người bệnh. Điều này sẽ giúp khắc phục những nhược điểm khi dùng thuốc, ví dụ như nhờn thuốc, tác dụng phụ hay thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan trên thị trường.
Cũng theo Wipkipedia: "Phục hồi chức năng là trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất cho người tàn tật hoặc là giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng tàn tật của mình khi ở nhà hoặc ở cộng đồng. Phục hồi chức năng không chỉ huấn luyện người tàn tật thích nghi với môi trường sống mà còn tác động vào môi trường và xã hội tạo nên khối thống nhất cho quá trình hội nhập của người tàn tật".
Vậy, Phục hồi chức năng là gì? Là phương pháp áp dụng những kỹ thuật vật lý trị liệu nhằm khôi phục, trả lại các chức năng vốn có của các cơ quan trong cơ thể người bị khuyết tật (bị biến chứng do tai nạn, bị biến chứng do mắc bệnh lý nghiêm trọng hoặc bị khuyết tật bẩm sinh).
Tuyển sinh đào tạo ngành Cao đẳng kỹ thuật Phục hồi chức năng
Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng ngày càng có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại khi bệnh lý nghiêm trọng (ung thư, tim mạch, tai biến mạch máu não), số vụ tai nạn kinh hoàng ngày càng gia tăng.
Những biến chứng sau điều trị bệnh lý nghiêm trọng hay điều trị tai nạn rất nguy hiểm. Người bệnh có thể bị teo cơ, cứng cơ, bị tê liệt một tay, một chân thậm chí tê liệt toàn thân. Phương pháp điều trị bênh truyền thống (dùng thuốc) không thể giúp người bệnh phục hồi những chức năng về trạng thái ban đầu.
Chưa kể, môi trường sống độc hại, khí hậu ô nhiễm, thực phẩm bẩn, thực phẩm giả tràn lan khiến tỷ lệ trẻ em mắc khuyết tật bẩm sinh ngày càng nhiều. Vì vậy vai trò của những Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu ngày được đánh giá cao. Để trở thành Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, có thể học đại học nếu tự tin vào năng lực. Nếu không may mắn trong kỳ thi hoặc lực học chưa giỏi, thí sinh nên chọn học Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng ( tên gọi cũ là Cao đẳng Vật lý trị liệu).
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của con người, nhiều trường Cao đẳng Y đào tạo Cao đẳng kỹ thuật Phục hồi chức năng để đào tạo kịp thời đội ngũ kỹ thuật viên thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ sở đào tạo uy tín cũng xuất hiện không ít cơ sở kém chất lượng. Uy tín về cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy và chi phí phải kể đến Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Với mức điểm chuẩn đầu vào không quá cao, số thí sinh lựa chọn học kỹ thuật viên vật lý trị liệu tại trường ngày càng nhân lên gấp bội. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn có thêm kiến thức về ngành kỹ thuật vật lý trị liệu!
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.