Tìm hiểu khái niệm ngành luật và các trường đào tạo ngành luật

 19/12/2019 16:16 |  1656 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  An Bình

Ngành Luật là một trong những ngành học được nhiều thí sinh quan tâm đây là một ngành hot với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Vậy ngành Luật là gì? Vai trò của ngành trong cuộc sống như thế nào?

Ngành Luật là gì?

Khái niệm ngành luật có lẽ còn xa lại với nhiều thí sinh, ngành luật được hiểu là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất và nội dung thuộc một trong những lĩnh vực của đời sống xã hội nhất định.

Mỗi ngành nghề đều có biếu tượng riêng, đối với ngành luật cũng vậy, biểu tượng ngành luật được lấy từ Nữ thần Công lý thường được biết đến với cái tên Lady Justice - một biểu tượng của công lý, pháp luật hay xét xử trong hệ thống Tư pháp

biểu tượng ngành luật

Hình tượng cách điệu “Cán cân công lý” và “Thanh kiếm” thể hiện ý nghĩa bên cạnh nhiệm vụ bảo đảm sự công bằng, chính xác trong hoạt động xét xử, thì khi cần thiết Tòa án phải sử dụng quyền lực Nhà nước và công cụ mạnh mẽ để răn đe, trấn áp tội phạm

biểu tượng ngành luật việt nam

Hình tượng cách điệu “Cán cân công lý” và “Thanh kiếm” thể hiện ý nghĩa bên cạnh nhiệm vụ bảo đảm sự công bằng, chính xác trong hoạt động xét xử, thì khi cần thiết Tòa án phải sử dụng quyền lực Nhà nước và công cụ mạnh mẽ để răn đe, trấn áp tội phạm.

Tổng hợp các trường đại học có ngành luật

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành luật cùng các chuyên ngành luật cụ thể giúp các thí sinh lựa chọn được trường đào tạo ngành luật tốt và phù hợp nhất với mình:

STT

Trường Đại học

Ngành cụ thể

 

1

Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

- Ngành Luật 
- Luật chất lượng cao
- Ngành Luật thương mại quốc tế
- Luật kinh doanh

2

Học viện Ngoại giao

- Luật quốc tế: Khối thi A01, D01; điểm chuẩn 23.95

3

Trường Đại học Công đoàn

Tên ngành: Luật
Mã ngành: 7380101
Khối thi: A01, C00, D01
Điểm chuẩn: 19.25
Ghi chú: xét điểm thi THPT Quốc gia, TTNV <=3

4

Trường Đại học Luật Huế

- Luật: Mã ngành 7380101; Khối thi A00, A01, C00, D01; Điểm chuẩn 15.5

- Luật kinh tế: Mã ngành 7380107; Khối thi A00, A01, C00, D01; Điểm chuẩn 15.75

5

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

- Ngành luật: mã ngành 7380101; khối thi A00, A01, D01, D07; Điểm chuẩn 23.1
- Ngành luật kinh tế: Mã ngành 7380107; Khối thi A00, A01, D01, D07; Điểm chuẩn 24.5

6

Trường Đại học Luật Hà Nội

Luật thương mại quốc tế

Luật học

Luật quốc tế

7

Trường Đại học Ngoại thương

 

Luật kinh doanh quốc tế

8

Trường Đại học Thương mại

Luật thương mại

9

Viện Đại học Mở Hà Nội

 

- Luật kinh tế

- Luật quốc tế

10

Trường Đại học Vinh

 

- Luật.

- Luật kinh tế

11

Đại học Thái Nguyên

- Luật học.

- Luật kinh tế

12

Đại học Hàng hải Việt Nam

Luật hàng hải

13

Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa

Luật học

14

Đại học Tài chính Kế toán – Quảng Ngãi

Luật kinh tế

15

Đại học Quảng Bình

Luật

 

15

Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)

           

 

 

- Luật Kinh doanh

- Luật Thương mại quốc tế

- Luật Dân sự

- Luật Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán

16

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Luật kinh doanh

17

Trường Đại học Luật TP.HCM

           

 

 

- Luật Thương mại

- Luật Dân sự

- Luật Hình sự

- Luật Hành chính

- Luật Quốc tế

- Quản trị Luật

18

Trường Đại học Sài Gòn

 

 

- Luật hành chính

- Luật thương mại

- Luật kinh doanh

19

Trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng

           

- Luật

- Luật kinh tế

20

Trường Đại học Mở TP.HCM

- Luật kinh tế

21

Trường Đại học Đà Lạt

- Luật

22

Trường Đại học An Giang

Luật Kinh doanh

23

Trường Đại học Cần Thơ

           

 

- Luật Hành chính

- Luật Tư pháp

- Luật Thương mại

24

Khoa Kinh tế Luật – Đại học Trà Vinh

Luật học

25

Đại học Tôn Đức Thắng TP.HCM

Luật

26

Đại học Kinh tế tài chính TP.HCM (UEF)

Luật kinh tế

27

Đại học Công nghệ TP.HCM

Luật kinh tế

28

Đại học Nguyễn Tất Thành TP.HCM

Luật kinh tế

29

Đại học Công nghệ Miền Đông - Đồng Nai

Luật kinh tế

30

Đại học Duy Tân – Thành phố Đà Nẵng

Luật kinh tế

31

Đại học Lạc Hồng – Đồng Nai

Luật kinh tế

32

Khoa Luật – Đại học Bình Dương

Luật kinh tế

12 ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật

Ban tuyển sinhCao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM tổng hợp được các ngành luật trong hệ thống pháp luật việt nam cụ thể như sau:

Luật Nhà Nước: Đây là ngành luật bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước về chế độ chính trị cũng như những chế độ kinh tế, văn hóa – xã hội và chế độ bầu cử. Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và quy định tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước đối với bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là ngành luật được coi là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

vai-tro-cua-nganh-luat-trong-cuoc-song
Công việc của ngành luật 

Luật Hành chính: Đây là ngành luật bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các Quốc hội xã hội hình thành trong quá trình tổ chức cũng như thực hiện hoạt động chấp hành điều hành của nhà nước đối với các lĩnh vực cụ thể về: Chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

Luật tài chính: Ngành luật này chính là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập và phân phối sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Bao gồm:

  • Luật ngân sách nhà nước
  • Chế định thu
  • Chi ngân sách Nhà nước
  • Chế định về tài chính doanh nghiệp
  • Bảo hiểm thương mại
  • Tín dụng và thanh toán

Luật đất đai: Đây là ngành học độc lập trong hệ thống pháp luật và là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình quản lý cũng như sử dụng đất đai để khẳng định đất đai thuộc sở hữu hoàn toàn của dân do Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất. Ngoài ra, cũng quy định những chế độ quản lý và sử dụng đất đai quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Luật dân sự: Là ngành học bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản dưới hình thức hành hóa tiền tệ đồng thời một số quan hệ thân nhân dựa trên những nguyên tắc về:

Tự định đoạt, bình đẳng quyền khởi tố dân sự và trách nhiệm vật chất của các bên tham gia quan hệ đó. Nội dung luật dân sự bao gồm các chế định quy định về:

  • Quyền sở hữu
  • Hợp đồng dân sự
  • Quyền thừa kế
  • Quyền tác giả
  • Quyết phát minh sáng chế.

Luật lao động: Đây là ngành luật tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động. Đối với những quy phạm pháp luật thì quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động. Những tiêu chuẩn cũng như các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động để góp phần thúc đẩy sản xuất xã hội

Luật hôn nhân và gia đình: Đây là một trong những ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ. Cũng giống như điều kiện kết hôn và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, cha mẹ cũng như con cái.Để có thể đảm bảo hôn nhân tự do, sự tiến bộ đặc biệt là quyền bình đẳng nam nữ. Mục đích là xây dựng gia đình hạnh phúc bảo vệ lợi ích của bà mẹ trẻ em, chăm sóc và giáo dục con cái.

Luật hình sự: Đây là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật quy định hành vi về: tội phạm, mục đích hình phạt, điều kiện áp dụng hình phạt và mức độ hình phạt đối với người có hành vi phạm tội.

Luật tố tụng hình sự: Ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc điều tra, xét xử là kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, xét xử những vụ án hình sự.

Luật tố tụng dân sự: Bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan xét xử, viện kiểm sát nhân dân các cấp, đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình điều tra, xét xử các vụ tranh chấp dân sự. Các quy phạm pháp luật của tố tụng dân sự quy định thẩm quyền, trình tự thủ tục xét xử và những vấn đề khác nhằm giải quyết đúng đắn việc tranh chấp dân sự.

Luật kinh tế:  Là ngành tổng thể các quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của các loại doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế, về phá sản doanh nghiệp, về giải quyết các tranh chấp kinh tế.

Luật quốc tế: Ngành luật tổng thể về các quy phạm pháp luật được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia với nhau nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các nước trong quá trình đấu tranh và hợp tác lẫn nhau. Luật quốc tế bao gồm hai bộ phận:

  • Công pháp quốc tế
  • Tư pháp quốc tế.

Cơ hội việc làm của ngành Luật

Việc làm ngành Luật vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng nghề nghiệp hiện tại và trong tương lai. Chính vì thế sau khi tốt nghiệp ngành Luật các sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng xin được việc làm phù hợp với bản thân. Một số công việc bạn có thể đảm nhận cụ thể như sau:

Thẩm phán: Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan nhà nước cưỡng chế thi hành.

Kiểm soát viên: Làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.

Luật sư:

Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh.

Công chứng viên: Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài…

Chấp hành viên: Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

vai-tro-cua-nganh-luat-trong-cuoc-song
Ngành Luật có vai trò quan trọng trong đời sống

Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:

  • Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức...
  • Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.
  • Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.
  • Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.
  • Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.
  • Thư kí toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.
  • Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của toà án cấp dưới.

Những lý do nên học ngành Luật?

Hiện nay có rất nhiều lý do để quyết định gắn bó lâu dài với một ngành học. Đối với ngành luật thì những băn khoăn nên học ngành luật nào? Thì dưới đây sẽ là những yếu tố giúp bạn quyết định lựa chọn nó:

Là ngành học có cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trog hầu hết các lĩnh vực của xã hội đặc biệt là nền kinh tế, luật pháp đóng vai trò không thể thay thế. Khi bạn sở hữu khối lượng kiến thức về pháp luật cộng thêm vốn ngoại ngữ tốt khi đó sẽ dễ dàng tìm kiếm được một công việc phù hợp. Hơn thế nữa, với môi trường làm việc chuyên nghiệp thì người làm luật sẽ là những người đại diện cho công lý cho lẽ phải và là những người đại diện cho pháp luật của đất nước. Chính vì thế môi trường làm việc của ngành luật luôn được đảm bảo sự nghiêm túc và quyền lực.

Đặc biệt tuy có những khó khăn khi học ngành luật vì khối lượng kiến thức lớn thì đây chính là ngành có thu nhập cao không chỉ trong nước mà còn là 1 trong 10 ngành nghề có thu nhập hấp dẫn trên thế giới.

Trên đây là vai trò của ngành luật trong cuộc sống cũng như những thông tin quan trọng về ngành Luật. Hy vọng sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn trong quá trình lựa chọn ngành nghề.

XEM THÊM:

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.