Thuốc Statripsine - giải pháp trong điều trị phù nề sau chấn thương

 11/04/2019 16:44 |  1912 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Phương Thảo

Thuốc Statripsine được điều chế để điều trị tình trạngphù nề sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương, bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng  gây khó khăn cho quá trình phục hồi của người bệnh. Hãy cùng Cao đẳng Y Tế TPHCM tìm hiểu thông tin về loại thuốc này nhé!

Tác dụng của thuốc Statripsine:

Ngoài có tác dụng điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật (như tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, bong gân, dập tím mô, khối tụ máu, máu bầm, nhiễm trùng, phù nề mí mắt, chuột rút  và chấn thương do thể thao), Statripsine còn có tác dụng làm loãng các dịch tiết ở đường hô hấp trên.

thông tin về thuốc statripsine

Tác dụng chính của thuốc Statripsine là điều trị phù nề

Bên cạnh những tác dụng có ghi trên bao bì, thuốc còn có một số tác dụng khác đã được bác sĩ phê duyệt. Tuy nhiên bạn chỉ có thể  sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều lượng sử dụng thuốc

Statripsine  được sử dụng ở dạng viên nén.

Với người lớn: 2 viên/lần, ngày dùng 3–4 lần, dùng 4–6 viên/ngày với viên ngậm dưới lưỡi

Với trẻ em: Phụ huynh nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho con em mình.

Dùng thuốc Statripsine như thế nào?

Trước khi dùng thuốc người bệnh nên theo những chỉ dẫn trên bao bì cũng như lời khuyên của bác sĩ.

Thời điểm dùng thuốc: Bạn có thể uống thuốc lúc đói hoặc lúc no,

Lưu ý:  Bạn nên uống cả viên thuốc và không nhai. Đối với viêm ngậm dưới lưỡi để viên nén tan dần dần và nên chia thuốc làm nhiều lần trong ngày,.

Trong quá trình sử dụng, Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào  bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, bạn hãy đến trung tâm Y tế gần nhất.

Nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như dự định . Tuyệt đối, bạn không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc

Các tác dụng phụ tạm thời  thường thấy (nhưng sẽ biến mất khi dừng điều trị hoặc giảm liều) như:

  • Phân bị thay đổi mùi,màu sắc và độ rắn.
  • Rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn.
  • Phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da khi dùng liều cao

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Statripsine ?

Bạn cần báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe của bản thân nếu như:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc có ghi trên bao bì.
  • Bạn đang sử dụng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng

Các bác sĩ khuyến cáo những trường hợp không nên sử dụng thuốc

  • Những người bị rối loạn đông máu có di truyền hoặc không.
  • Bệnh nhân vừa trải qua hoặc sắp trải qua phẫu thuật.
  • Những người dùng liệu pháp trị liệu kháng đông, bị dị ứng với các protein hoặc bị loét dạ dày.
  • Không nên sử dụng Statripsine cho phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.(Trước khi dùng thuốc, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc những lợi ích và nguy cơ.)

các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Stratripsine

Phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ không nên dùng thuốc Statripsine

Trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc Statripsine: những người bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), đặc biệt là khí phế thũng và những bệnh nhân bị hội chứng thận hư.

Tương tác thuốc Statripsine

Các thuốc tương tác với thuốc Statripsine

Nếu đang sử dụng các loại thuốc khác, bạn nên liệt kê một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) để bác sĩ đưa ra chỉ dẫn.

Các thành phần trong  Statripsine có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng, thậm chí còn  gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc điều chỉnh liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Các thực phẩm đồ uống tương tác với thuốc 

Vài loại thuốc Statripsine nhất định với thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Tốt nhất là bạn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ để có sự điều chỉnh thích hợp

Các Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến thuốc 

Tình trạng sức khỏe của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của việc sử dụng thuốc Statripsine. Nếu thấy bất kỳ biểu hiện sức khỏe khác lạ, bạn nên báo ngay cho bác sĩ để nghe tư vấn.

Trên đây là những thông tin đầy đủ về thuốc Statripsine ,hi vọng những thông tin này giúp bạn có được cách dùng thuốc an toàn và hiệu quả nhất . Hãy theo dõi trên trang của Trường Cao Đẳng  Dược Sài Gònnhiều hơn để cập nhật bài viết hữu ích nhé. 
 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.